Agifuros 40mg

Agifuros 40mg

Agifuros 40mg

Agifuros 40mg

Agifuros 40mg
Agifuros 40mg
0797799996 Danh mục

Agifuros 40mg

Agifuros 40mg

Agifuros 40Mg Là Gì?

Thuốc Agifuros được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm, có thành phần chính Furosemide 40mg. Đây là loại thuốc có tác dụng lợi tiểu và được chỉ định sử dụng cho một số trường hợp bệnh lý như thận hư, thận yếu, tăng huyết áp, suy tim, suy thận cấp và mãn tính, xơ gan, phù phổi.

Thành phần

Công thức cho 1 viên:

Hoạt chất:Furosemid 40mg

Tá dược:Tinh bột ngô, Lactose, Natri starch glycolat, Magnesi stearat vđ 1 viên

Công dụng (Chỉ định)

- Phù phổi cấp;

- Phù do tim, gan, thận và các loại phù khác;

- Tăng huyết áp khi có tổn thương thận;

- Tăng calci huyết.

Liều dùng

Cách dùng:Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

- Điều trị phù: Liều uống bắt đầu thường dùng là 40mg/ngày. Điều chỉnh liều nếu thấy cần thiết tùy theo đáp ứng. Trường hợp phù nhẹ có thể dùng liều 20mg/ngày hoặc 40mg cách nhật. Một vài trường hợp có thể tăng liều lên 80mg hoặc hơn nữa, chia làm 1 hoặc 2 lần trong ngày. Trường hợp nặng, có thể phải dò liều tăng dần lên tới 600mg/ngày.

- Điều trị tăng huyết áp: Furosemid không phải là thuốc chính để điều tri bệnh tăng huyết áp và có thể phổi hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận.

Liều dùng đường uống là 40 - 80mg/ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.

- Điều trị tăng calci máu: uống 120mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Liều dùng tính theo cân nặng của trẻ, vì vậy nên chọn dạng bào chế thích hợp cho trẻ em.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

- Mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfonamid, ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường cũng như với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

- Rối loạn điện giải (hạ natri máu nặng, hạ kali máu nặng, giảm thể tích máu), mất nước và/ hoặc tụt huyết áp.

- Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan kèm xơ gan.

- Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.

- Bệnh Addison.

- Nhiễm độc digitalis.

- Phụ nữ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Tác dụng không mong muốn chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao, hay gặp nhất là mất cân bằng nước và điện giải, đặc biệt ở người suy gan, suy thận, sau khi dùng liều cao và kéo dài. Các dấu hiệu của mất cân bằng điện giải bao gồm đau đầu, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác, chuột rút, khô miệng, khát nước, yếu, mệt, ngủ lịm, buồn ngủ, không ngủ được, đái ít, loạn nhịp tim và rối loạn tiêu hóa. Giảm thể tích máu và mất nước có thể xảy ra, đặc biệt ở người già. Vì thời gian tác dụng ngắn hơn, nguy cơ hạ kali huyết của furosemid có thể ít hơn lợi niệu thiazid. Khác với thiazid, furosemid làm tăng thải trừ calci trong nước tiểu và nhiễm calci thận đã được thông báo ở trẻ em.

Rất thường gặp, ADR > 1/10

Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp (có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng như choáng váng, cảm giác áp lực trong đầu, nhức đầu, buồn ngủ, suy nhược, rối loạn thị lực, khô miệng).

Rối loạn thận và tiết niệu: Bệnh nhiễm calci thận (nephrocalcinosis) ở trẻ em.

Thường gặp, ADR > 1/100

Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng.

Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calcl huyết, nhiễm kiềm, giảm clor huyết.

Xét nghiệm: Creatinin tăng, urê trong máu tăng.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng, khát nước, buồn nôn, nôn, rối loạn nhu động ruột, tiêu chảy, táo bón.

Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng acid uric huyết và bệnh gút; giảm HDL-cholesterol, tăng LDL-cholesterol, tăng triglycerid trong máu; tăng đường huyết.

Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu bất sản.

Rối loạn mắt: Rối loạn thị giác, nhìn mờ, nhìn màu vàng.

Rối loạn tai và mê cung: Điếc (đôi khi không thể đảo ngược).

Rối loạn tim: Loạn nhịp tim.

Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết: Đau cơ, yếu cơ.

Rối loạn thận và tiết niệu: Giảm tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tắc nghẽn đường tiểu (ở bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt, bàng quang không có khả năng để trống, niệu đạo hẹp không xác định).

Rối loạn chung: Mệt mỏi.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Rối loạn da và mô dưới da: Ban da, dị cảm, mày đay, ngứa, ban xuất huyết, viêm da tróc vảy, phản ứng mẫn cảm với ánh sáng (có thể nghiêm trọng).

Rối loạn máu và hệ bạch huyết: ức chế tủy xương, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiểu máu.

Rối loạn mạch máu: Viêm mạch, huyết khối, sốc.

Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu (có thể ít hơn lợi niệu thiazid).

Rối loạn tai và mê cung: ù tai, giảm thính lực, điếc (nhất là khi dùng thuốc ngoài đường tiêu hóa với liều cao, tốc độ nhanh). Điếc có thể không hồi phục, đặc biệt ở bệnh nhân dùng cùng các thuốc khác cũng có độc tính với tai.

Rối loạn hệ thần kinh: Dị cảm, lú lẫn, đau đầu.

Rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy cấp tính (trong điều trị lợi tiểu lâu dài, bao gồm furosemid)

Rối loạn gan mật: Ứ mật trong gan (vàng da), chức năng gan bất thường.

Rối loạn thận và tiết niệu: Suy thận cấp.

Rối loạn chung: Mệt mỏi, sốt, phản vệ nặng hoặc phản ứng phản vệ.

Xét nghiệm: Transaminase tăng.

Rất hiếm, ADR < 1/10000

Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Co cứng cơ.

Rối loạn thận và tiết niệu: Viêm thận kẽ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali khi người bệnh có nguy cơ cao hạ kali huyết.

Giảm liều hoặc ngừng điều trị nếu ADR ở mức độ trung bình hoặc nặng.

Đóng gói

Hộp 10 vỉ x 25 viên nén.

Nhà sản xuất:   Agimex

Bệnh liên quan

icon Các loại thuốc liên quan

Về đầu trang
Đăng ký nhận thông tin
Sản phẩm quan tâm:
Họ và tên:
Email:
Điện thoại:

Bạn hãy tiếp tục đặt hàng !

0
Zalo
Hotline
Gọi điện ngay Địa điểm