Glucophage XR 500mg

Glucophage XR 500mg

Glucophage XR 500mg

Glucophage XR 500mg

Glucophage XR 500mg
Glucophage XR 500mg
0797799996 Danh mục

Glucophage XR 500mg

Glucophage XR 500mg

Thuốc Glucophage XR 500mg dạng viên nén giải phóng kéo dài với hoạt chất Metformin được dùng điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Thành phần

Mỗi viên Glucophage XR 500mg chứa:

- Metformin hydrochloride 500mg (tương đương 390mg Metformin base).

- Tá dược vừa đủ.

Tác dụng của thuốc

Tác dụng của Metformin

Dùng điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 (đái tháo đường đề kháng với Insulin). Giúp duy trì việc kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức cho phép và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như:

- Biến chứng động mạch vành (dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim) và đột quỵ.

- Biến chứng thận: Tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận.

- Bệnh thần kinh ngoại vi: Các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, các chi đặc biệt là bàn chân.

- Bệnh võng mạc mắt: Giảm thị lực hoặc mù lòa.

Chỉ định

Điều trị bệnh đái tháo đường type 2 đặc biệt là những bệnh nhân có chỉ số BMI lớn hơn 25 (thuộc nhóm người bị thừa cân hoặc béo phì), ngay cả khi đã điều chỉnh lối sống tích cực trong vòng 3 đến 6 tháng nhưng vẫn không đạt được sự kiểm soát đường huyết thích hợp.

Cách dùng

Cách sử dụng

Uống nguyên viên thuốc với một cốc nước, không được nghiền, nhai, hay bẻ. Uống cùng bữa ăn.

Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp tăng cường hiệu quả điều trị.

Liều dùng

- Đối với người  lớn có chức năng thận bình thường (GFR 90 ml/phút).

* Đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống khác:

+ Liều khởi đầu  một viên một lần mỗi ngày cùng với bữa ăn tối.

+ Sau 10 đến 15 ngày, điều chỉnh liều dựa trên cơ sở đo đường huyết. Nên tăng liều từ từ để cải thiện khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa.

+ Nên tăng liều từ từ 500mg mỗi 10-15 ngày cho đến liều tối đa được khuyến cáo là 2000mg (4 viên) 1 lần/ngày cùng với bữa ăn tối.

+ Nếu bệnh nhân không đạt được sự kiểm soát đường huyết với liều 2000mg một lần mỗi ngày, có thể xem xét liều 1000mg/lần mỗi ngày 2 lần trong bữa ăn sáng và tối, nếu như vẫn chưa kiểm soát được đường huyết có thể chuyển sang dạng Metformin thông thường với liều tối đa 3000mg mỗi ngày.

+ Nếu bệnh nhân đã được điều trị với Metformin, liều khởi đầu của Glucophage XR nên tương đương với liều dùng hàng ngày của Metformin giải phóng ngay. Những bệnh nhân đã sử dụng Metformin với liều 2000mg/ngày không được khuyến cáo chuyển sang dùng Glucophage XR.

+ Khuyến cáo người bệnh nên thường xuyên kiểm tra tình trạng đường huyết tại các cơ sở y tế (mỗi 3-6 tháng) cũng như các yếu tố nguy cơ để quyết định việc tiếp tục điều trị, thay đổi hoặc ngừng thuốc.

+ Đánh giá lại điều trị nếu sau đó bệnh nhân áp dụng các biện pháp cải thiện chế độ ăn, vận động… Hoặc nếu sự thay đổi điều kiện y tế có thể cho phép việc can thiệp lối sống được tăng cường.

* Kết hợp với insulin: Liều khởi đầu thông thường 1 viên một lần mỗi ngày trong bữa ăn, trong khi liều của Insulin được điều chỉnh dựa trên các chỉ số đường huyết.

- Đối với bệnh nhân suy thận:

+ Cần đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị và đánh giá định kỳ sau đó.

+ Có thể xem xét giảm liều tùy theo sự suy giảm chức năng thận trên bệnh nhân có eGFR trong khoảng 60-89 ml/phút/1,73 m2.

- Người già: Cần đánh giá chức năng thận thường xuyên để điều chỉnh liều, do sự suy giảm chức năng thận ở người cao tuổi.

- Trẻ em: Không nên sử dụng cho trẻ em.

Cách xử trí khi quá liều, quên liều

- Quá liều: Dùng Metformin liều  quá cao hoặc phối hợp đồng thời nhiều chế phẩm chứa Metformin có nguy cơ dẫn đến nhiễm toan lactic. Phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ lactate và Metformin là chạy thận nhân tạo.

- Quên liều: Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn đã bỏ lỡ. Chỉ cần tiếp tục với liều tiếp theo như cách dùng và liều dùng đã mô tả ở trên.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc đối với bệnh nhân: 

- Quá mẫn với Metformin hoặc bất cứ tá dược nào.

- Bất kỳ thể nào của nhiễm toan chuyển hóa như (như nhiễm acid lactic, nhiễm toan chuyển hóa ceton do đái tháo đường).

- Suy thận nặng (GFR <30 mL / phút).

- Các trường hợp cấp tính có khả năng làm biến đổi chức năng thận như: Mất nước, nhiễm trùng, sốc.

- Các bệnh có thể gây ra tình trạng thiếu oxy ở mô như:

+ Suy tim mất bù.

+ Suy hô hấp.

+ Nhồi máu cơ tim gần đây.

+ Sốc.

+ Bệnh nhân suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, người nghiện rượu.

Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp trong thời gian sử dụng thuốc như: 

- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng

Rất hiếm:

+ Nhiễm toan acid lactic.

+ Giảm hấp thu vitamin B12 kèm theo giảm nồng độ trong huyết thanh khi dùng Metformin lâu dài.

- Rối loạn thần kinh

+ Thường gặp: Rối loạn thần kinh vị giác.

- Rối loạn tiêu hóa

+ Rất thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn.

- Rối loạn gan mật

+ Rất hiếm gặp: Các báo cáo riêng biệt về xét nghiệm chức năng gan bất thường hoặc viêm gan yêu cầu phải ngừng điều trị.

- Rối loạn da và mô dưới da

+ Rất hiếm gặp: Các phản ứng trên da như ban đỏ, ngứa, mày đay.

Thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu thấy các phản ứng ngoài ý muốn trên để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Tương tác thuốc

Cần thận trọng trong quá trình sử dụng vì thuốc có thể xảy ra một số tương tác thuốc được ghi nhận như sau:

* Kết hợp không khuyên dùng

- Rượu: Nhiễm độc rượu có liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm axit lactic, đặc biệt trong trường hợp nhịn ăn, suy dinh dưỡng hoặc suy gan.

- Chất tương phản có chứa iod: Phải ngừng Metformin trước hoặc tại thời điểm tiến hành thủ thuật chẩn đoán hình ảnh và không được dùng lại ít nhất 48 giờ sau đó.

* Kết hợp thận trọng

- Các thuốc có hoạt tính tăng đường huyết nội tại: Glucocorticoid dùng toàn thân, các chất có hoạt tính kích thích giao cảm.

- Các chất vận chuyển cation hữu cơ (OCT):

+ Chất ức chế OCT1 (như verapamil): Có thể làm giảm hiệu quả của Metformin.

+ Chất cảm ứng OCT1 (như rifampicin): Có thể làm tăng hấp thu ở đường tiêu hóa và tăng hiệu quả của Metformin.

+ Chất ức chế OCT2 (như cimetidin, dolutegravir, ranolazine): Có thể làm giảm thải trừ Metformin qua thận, dẫn đến làm tăng nồng độ Metformin trong huyết tương.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.

Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản

Sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

- Thời kỳ mang thai: Khuyến cáo không điều trị rối loạn kiểm soát đường huyết/tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường với Metformin mà dùng Insulin.

 -Thời kỳ cho con bú: Chưa đủ dữ liệu, cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc

- Đơn trị liệu Metformin không gây hạ đường huyết, không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

- Cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc hạ đường huyết khác do có nguy cơ hạ đường huyết, ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Lưu ý đặc biệt khác

- Nhiễm acid lactic:

Nhiễm toan lactic được đặc trưng bởi chứng khó thở, đau bụng, chuột rút cơ, suy nhược và hạ thân nhiệt, sau đó là hôn mê. Trong trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân nên ngừng dùng Metformin và đi khám ngay. 

- Chức năng tim: 

Dùng thuốc trên bệnh nhân suy tim có nhiều nguy cơ bị thiếu oxy và suy thận. Ở những bệnh nhân bị suy tim mãn tính, khi dùng Metformin cần theo dõi thường xuyên chức năng tim và thận.

- Làm giảm nguy cơ hoặc trì hoãn sự khởi phát đái tháo đường type 2 ở người lớn tuổi.

Điều kiện bảo quản

Nhiệt độ 30℃, để nơi khô thoáng, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.

Quy cách đóng gói 

Hộp 4 vỉ, mỗi vỉ 15 viên.

Nhà sản xuất

Merck-Đức.

Bệnh liên quan

icon Các loại thuốc liên quan

Về đầu trang
Đăng ký nhận thông tin
Sản phẩm quan tâm:
Họ và tên:
Email:
Điện thoại:

Bạn hãy tiếp tục đặt hàng !

0
Zalo
Hotline
Gọi điện ngay Địa điểm