Natrixam 1.5mg/10mg

Natrixam 1.5mg/10mg

Natrixam 1.5mg/10mg

Natrixam 1.5mg/10mg

Natrixam 1.5mg/10mg
Natrixam 1.5mg/10mg
0797799996 Danh mục

Natrixam 1.5mg/10mg

Natrixam 1.5mg/10mg

Thuốc Natrixam 1,5 mg/10 mg được sản xuất bởi Les Laboratoires Servier Industrie, với thành phần chính Indapamide và Amlodipine, là thuốc dùng để thay thế trong điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân đã dùng indapamide và amlodipine riêng rẽ có cùng hàm lượng.

Thuốc Natrixam 1,5 mg/10 mg được bào chế dưới dạng viên nén giải phóng biến đổi màu trắng, hình tròn, bao phim, hai mặt, đường kính 9 mm có khắc hình ở một mặt. Thuốc được đóng gói theo quy cách hộp 6 vỉ x 5 viên.

Thành phần

Trong mỗi viên nén có chứa thành phần:

- Indapamid 1,5mg.

- Amlodipin 10mg.

Tác dụng của sản phẩm là gì?

Công dụng của các thành phần chính trong công thức

Indapamid:

- Là dẫn chất nhóm sulphonamid nhân indol, có tác dụng dược lý gần giống thuốc lợi tiểu Thiazid. Indapamid ức chế tái hấp thu natri, tăng thải trừ natri đồng thời giảm thải trừ kali, magie, do đó có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp.

- Tác dụng hạ huyết áp kéo dài 24h, có thể cải thiện khả năng thích ứng của động mạch và làm giảm sức cản động mạch và sức cản ngoại vi. Do đó có tác dụng giảm phì đại tâm thất trái.

- Khi điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp với Indapamid không ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid, carbohydrate của cơ thể. 

Amlodipin:

- Là một thuốc chẹn kênh canxi thuộc nhóm dihydropyridine (chẹn kênh chậm và đối kháng ion canxi). Cơ chế tác dụng: ức chế dòng xuyên màng canxi đi vào cơ tim và cơ trơn mạch máu. Nhờ vậy có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn trực tiếp cơ trơn mạch máu. 

- Sử dụng Amlodipin hàng ngày giúp giảm huyết áp có ý nghĩa lâm sàng ngay cả ở tư thế đứng và tác dụng kéo dài 24h. Từ đó kiểm soát huyết áp trong suốt cả ngày.

- Tác dụng hạ huyết áp thường khởi phát chậm nên không gây hạ huyết áp cấp.

- Không tác động đến các chuyển hóa trên cơ thể nên có thể sử dụng trên bệnh nhân hen, đái tháo đường, gout.

Chỉ định

Thuốc được sử dụng trong chỉ định thay thế điều trị tăng huyết áp khi người bệnh đã dùng Indapamid và Amlodipin riêng lẻ trước đó mà cùng hàm lượng.

Cách dùng

Cách sử dụng

Tuân theo hướng dẫn sử dụng để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất:

- Thuốc được sử dụng đường uống. Nên uống thuốc vào buổi sáng.

- Uống nguyên vẹn viên thuốc cùng với 1 ly nước đầy, không cắn bẻ hay nhai viên thuốc do sẽ phá hủy dạng bào chế đặc biệt giải phóng kéo dài của thuốc.

Liều dùng

Liều lượng tham khảo như sau:

- Uống 1 viên/lần/ngày.

- Trường hợp cần chỉnh liều cần chỉnh trên từng thành phần bằng cách dùng phối hợp các viên đơn thành phần. 

- Bệnh nhân suy thận: 

+ Chống chỉ định đối với bệnh nhân suy thận nặng có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút.

+ Không cần chỉnh liều với bệnh nhân suy thận nhẹ và vừa.

- Bệnh nhân suy gan: 

+ Bệnh nhân suy gan nặng: không sử dụng.

+ Bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa: thận trọng khi sử dụng. Khởi đầu với liều thấp dưới khoảng liều cho phép.

- Người cao tuổi: điều chỉnh liều theo chức năng thận. 

Cách xử trí khi quên liều, quá liều

Quên liều: Thuốc được sử dụng 1 lần/ngày nên hạn chế khả năng quên liều xảy ra.

Quá liều:

Chưa có dữ liệu về việc sử dụng quá liều đối với Natrixam.

Nếu quá liều Indapamid: 

- Triệu chứng: rối loạn nước, điện giải (hạ natri huyết, kali huyết), buồn nôn, nôn, chuột rút, chóng mặt, buồn ngủ, đa niệu hoặc bí tiểu (do giảm thể tích tuần hoàn).

- Điều trị: 

+ Rửa dạ dày và/hoặc uống than hoạt tính để loại bỏ Indapamid ra khỏi cơ thể.

+ Khôi phục lại cân bằng nước/ điện giải sớm nhất cho bệnh nhân tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Nếu quá liều Amlodipin:

- Triệu chứng: nếu trường hợp nặng có thể giãn mạch ngoại biên quá mức và nhịp tim nhanh do phản xạ. Hạ huyết áp toàn thân dẫn đến sốc và đã ghi nhận trường hợp tử vong.

- Xử trí:

+ Khi bị hạ huyết áp toàn thân cần theo dõi thường xuyên chức năng tim, hô hấp, độ phù các chi, thể tích tuần hoàn và lượng nước tiểu.

+ Sử dụng 1 loại thuốc co mạch nếu không chống chỉ định. Truyền tĩnh mạch Canxi gluconat có hiệu quả đối kháng lại tác dụng chẹn kênh canxi.

+ Rửa dạ dày, dùng than hoạt để giảm tỷ lệ hấp thu Amlodipin. Không dùng lọc máu do Amlodipin gắn nhiều với protein huyết tương.

Chống chỉ định

Thuốc không được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, với các thuốc sulfonamid khác hay các dẫn chất thuộc nhóm dihydropyridin.

- Bệnh nhân suy thận nặng với độ thanh thải creatinin < 30ml/phút.

- Bệnh nhân suy gan nặng, bệnh não gan.

- Sốc. 

- Hạ huyết áp nghiêm trọng.

- Tắc nghẽn đường ra của tâm thất trái (như hẹp động mạch chủ nặng).

- Suy tim có huyết khối không ổn định sau nhồi máu cơ tim.

- Kali huyết thấp.

- Phụ nữ đang cho con bú. 

Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng thuốc kết hợp 2 thành phần bệnh nhân thường gặp một số tác dụng phụ như: Buồn ngủ, chóng mặt, đánh trống ngực, đau bụng, buồn nôn, sưng mắt cá chân, phù nề, mệt mỏi. 

Các tác dụng không mong muốn khi dùng Amlodipin và Indapamid có thể là: 

Với Indapamid: 

- Phổ biến: Hạ kali huyết, ban sản.

- Ít gặp: Nôn, ban xuất huyết.

- Hiếm gặp: Mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, liệt nhẹ

- Rất hiếm gặp: Suy thận, hội chứng Steven-Johnson, phù mạch, mày đay, độc hoại tử chi, rối loạn chức năng gan, hạ huyết áp, loạn nhịp, tăng calci huyết.

Với Amlodipin

- Phổ biến: Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu (đặc biệt giai đoạn đầu điều trị), đau bụng, buồn nôn, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt, phù.

- Ít gặp: 

+ Rối loạn tiêu hóa: khô miệng, táo bón…

+ Rối loạn hô hấp: viêm mũi, khó thở...

+ Rối loạn da và mô dưới da: ban xuất huyết, ban da, ngứa, tăng tiết mồ hôi...

+ Rối loạn cơ xương: đau xương khớp, đau lưng, chuột rút,

+ Rối loạn tiểu tiện: tiểu đêm, tăng số lần đi tiểu..

+ Rối loạn hệ sinh sản: rối loạn cương dương, nữ hóa tuyến vú.

+ Đau ngực, suy nhược, tăng/giảm cân, ù tai, hạ huyết áp…

- Rất hiếm gặp:rối loạn hệ tạo máu, rối loạn miễn dịch, tăng glucose huyết, tăng trương lực cơ, loạn nhịp, viêm gan, vàng da, tăng men gan, viêm da tróc vảy, phù Quincke,  nhạy cảm ánh sáng...

Tương tác thuốc

Với Indapamid:

- Phối hợp không khuyến cáo: 

Indapamid giảm thải trừ Lithi qua thận, gây tăng nồng độ Lithi trong huyết tương biểu hiện bằng triệu chứng quá liều. Nếu sử dụng, cần theo dõi chặt chẽ nồng độ Lithi huyết tương và hiệu chỉnh liều. 

- Phối hợp cần thận trọng: 

+ Các thuốc gây hiện tượng xoắn đỉnh: thuốc chống loạn nhịp (quinidin, amiodaron, disopyramid…), thuốc chống loạn thần (chlorpromazine, sulpirid, droperidol…)

+ Các thuốc chống viêm phi steroid (đường dùng toàn thân) chọn lọc COX-2 và acid salicylic liều cao (>3g/ngày): Giảm tác dụng hạ huyết áp của Indapamid.

+ Các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin: Có thể gây hạ huyết áp đột ngột hoặc suy thận cấp.

+ Các thuốc gây hạ kali như amphotericin B, gluco- và mineralocorticoid, tetracosactide, thuốc nhuận tràng kích thích, Digitalis…

+ Allopurinol: Làm tăng phản ứng mẫn cảm với Allopurinol.

- Phối hợp cần cân nhắc:

+ Thuốc lợi tiểu giữ kali: Amiloride, Spironolactone…

+ Metformin: Có thể tăng nguy cơ nhiễm acid lactic của Metformin do khả năng gây suy thận chức năng.

+ Thuốc cản quang chứa iod: Nguy cơ mất nước, gây suy thận cấp.

+ Thuốc chống trầm cảm tương tự imipramin, thuốc an thần: Gây tăng tác dụng hạ huyết áp, có thể dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng.

+ Calci (dạng muối): Gây tăng calci huyết do giảm thải trừ ở thận.

+ Tacrolimus, cyclosporine: Gây tăng creatinin huyết tương.

+ Nhóm corticoid toàn thân, tetracosactide: Gây giảm tác dụng hạ huyết áp.

Với Amlodipin

- Dantrolen (dạng truyền): Tránh dùng đồng thời với Amlodipin ở bệnh nhân đang điều trị tăng thân nhiệt ác tính do nguy cơ tăng kali máu.

- Không khuyến cáo dùng Amlodipin với buổi hay nước ép bưởi do tăng tác dụng hạ huyết áp.

- Các thuốc ức chế CYP3A4: Có thể làm tăng nồng độ Amlodipin trong máu .

- Các thuốc cảm ứng CYP3A4: Gây giảm nồng độ Amlodipin trong tuần hòa, giảm tác dụng của thuốc.

Báo cho bác sĩ thông tin về các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản

Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ có thai:

- Có rất ít dữ liệu về việc sử dụng Indapamid trên phụ nữ có thai. Trong 3 tháng cuối thai kì, thuốc lợi tiểu thiazid giảm lưu lượng máu đến tử cung - nhau thai, giảm cung cấp máu và gây chậm phát triển thai nhi.

- Amlodipin có thể ức chế cơn co tử cung sớm, gây thay đổi lưu lượng máu nên có thể giảm tưới máu nhau thai, nguy cơ thiếu oxy cho nhau thai. Trong thí nghiệm với động vật, Amlodipin có thể gây quái thai, dị tật xương. Tránh dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. 

Phụ nữ cho con bú: 

- Chưa có thông báo về việc có hay không việc tích lũy Amlodipin trong sữa mẹ. 

- Indapamid liên quan đến nhóm lợi tiểu thiazid nên có nguy cơ gây giảm tiết sữa, mất sữa ở người mẹ. 

- Do đó không sử dụng thuốc đối với bà mẹ đang cho con bú. 

Những người lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể ảnh hưởng nhẹ đến trung bình đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, nhất là khi mới bắt đầu sử dụng thuốc hoặc có dùng thêm 1 thuốc điều trị huyết áp khác. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi... Chính vì vậy khuyến cáo thận trọng khi sử dụng ở giai đoạn đầu điều trị. 

Lưu ý đặc biệt khác 

- Chỉ sử dụng thuốc khi bệnh nhân đã sử dụng Indapamid và Amlodipin riêng lẻ, cùng hàm lượng trước đó.

- Không nên sử dụng Natrixam cho liều khởi đầu điều trị.

- Indapamid có thể gây bệnh não gan nhất là khi có rối loạn điện giải. Cần ngừng thuốc ngay lập tức khi xảy ra tình trạng kể trên.

- Nếu có hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng, nên ngưng điều trị và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu việc sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid là cần thiết cần bảo vệ da khi tiếp xúc với ánh mặt trời, tia UV nhân tạo.

- Cần kiểm tra nồng độ natri huyết, kali huyết trước khi bắt đầu điều trị, Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi thường xuyên tránh nguy cơ rối loạn nước - điện giải do nhóm lợi tiểu thiazid gây ra. 

Điều kiện bảo quản

- Chú ý để xa tầm tay trẻ em.

- Không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng. 

- Để thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.

- Không đổ thuốc qua đường nước thải hay rác thải sinh hoạt. Cần hỏi dược sĩ để có cách xử lý thuốc. 

Thuốc Natrixam 1.5mg/5mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay trên thị trường thuốc được bày bán ở các quầy thuốc, nhà thuốc trên toàn quốc với giá cả dao động khoảng 210.000 VNĐ. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và mua với giá ưu đãi nhất.

Chúng tôi cam kết thuốc chính hãng, giá cả phải chăng, đồng thời đội ngũ nhân viên tư vấn giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng, kết hợp dịch vụ giao hàng nhanh chóng.

Quy cách đóng gói

Hộp 6 vỉ x 5 viên.

Nhà sản xuất

Les Laboratoires Servier Industrie.

Bệnh liên quan

icon Các loại thuốc liên quan

Về đầu trang
Đăng ký nhận thông tin
Sản phẩm quan tâm:
Họ và tên:
Email:
Điện thoại:

Bạn hãy tiếp tục đặt hàng !

0
Zalo
Hotline
Gọi điện ngay Địa điểm